Hiện nay các tình trạng "chặt chém", lôi kéo khách du lịch đặc biệt là khách du lịch nước ngoài diễn ra ngày càng nhiều và đó chính là một trong các nguyên nhân làm giảm khách du lịch tới Việt Nam.
Cùng một số vấn nạn khác, việc tăng giá phòng lưu trú (khách sạn, resort, nhà nghỉ…) sai quy định đang “giết mòn” ngành Du lịch. Nó đang đi ngược lại những định hướng, chủ trương, chính sách của ngành Du lịch Việt Nam trong việc thu hút ngày càng nhiều dòng khách đến, đặc biệt là khách quốc tế.
Theo các chuyên gia, nguyên nhân dẫn tới vấn nạn này thì có nhiều, nhưng sâu xa vẫn là xuất phát từ tầm nhìn tiểu nông của một bộ phận không nhỏ các chủ cơ sở lưu trú, doanh nghiệp (DN) nên mới có cách làm ăn chụp giật như vậy.
Đó là doanh nghiệp nhỏ lẻ?
Ông Thân Trọng Thụy, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ Du lịch Đất Nước Việt, giảng viên khoa Du lịch, trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức nhận định: cứ mỗi dịp lễ, Tết đến, các cơ sở cung cấp dịch vụ phòng lưu trú ở những thành phố du lịch: Nha Trang, Đà Lạt… lại tự tăng giá phòng lên đột ngột, thường từ 30% – 50% so với giá bình thường.
Các DN du lịch cũng bao lần khốn đốn về vấn đề này, vì họ bị các cơ sở ép buộc phải mua với giá cao ngất ngưởng như vậy. Trong trường hợp này, các DN du lịch chỉ có hai lựa chọn: một là mua phòng với giá cao, hai là đi về tay không.
TS. Mai Hà Phương, Phó Trưởng khoa Văn hóa Du lịch, trường Đại học Văn hóa TP.HCM khẳng định, việc tăng giá vào các dịp lễ, Tết đã là một quy luật. Bởi vì xuất phát từ đặc điểm du lịch mang tính thời vụ, không thể áp dụng một mức giá cho tất cả các tháng trong năm. Vấn đề đặt ra là tăng với mức bao nhiêu?
Nếu tăng quá, sẽ ảnh hưởng đến danh tiếng của điểm đến, ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch nói chung của một quốc gia, của một địa phương nào đấy. Tình trạng như ở Vũng Tàu báo chí đã viết rất nhiều và chắc chắn ảnh hưởng đến sự phát triển của du lịch. Cụ thể, lượng khách và doanh thu các năm lên xuống thất thường, năm cao năm thấp. Điều đó, do việc “chặt chém”… mà ra.
Bàn về chuyện đầu cơ phòng lưu trú, TS Phương cho rằng, do các DN nhỏ, làm ăn chụp giật mà ra. “Những DN lớn thì ít nói “đầu cơ”. Bởi, trong làm ăn với các đối tác, tất yếu các DN phải chủ động nguồn khách. Nạn đầu cơ này cá biệt cũng có nhưng chủ yếu từ các DN nhỏ hoặc mới mở ra.
Theo đó, chủ các cơ sở lưu trú tự thay đổi giá. Có thể nâng giá lên rất nhiều, tự hủy hợp đồng mà trước đó đã ký kết với các DN, các công ty khác. Tôi lấy ví dụ, trước đây ở Đà Lạt có một số DN đã đinh ninh đặt phòng lưu trú ở khách sạn này, resort nọ, thế nhưng đến mùa, họ ngang nhiên đòi hủy hợp đồng hoặc tăng giá lên gấp đôi, gấp ba lần” TS Phương nói.
Quản lý yếu kémTheo ông Thụy thì có hai nguyên nhân dẫn đến việc tăng giá phòng vô tội vạ này. Thứ nhất, là do quản lý còn kém của các cơ quan chính quyền địa phương, không theo sát được những hoạt động của cơ sở lưu trú, dẫn đến các cơ sở này tự do hoạt động. Thứ hai, chính là sự phối hợp giữa DN du lịch với các cơ sở cung cấp dịch vụ phòng tại địa phương chưa chặt chẽ.
Những hợp đồng được ký kết giữa hai đơn vị này vẫn chưa đủ hiệu lực pháp lý để buộc các cơ sở cung cấp dịch vụ cung cấp phòng tuân thủ đúng luật, giữ nguyên giá phòng và không tăng mạnh trong những dịp lễ, Tết.
Ông Thụy phân tích, “việc các DN du lịch đặt phòng “ảo” và việc giá phòng lưu trú tăng cao trong dịp cao điểm khiến cho rất nhiều du khách, đặc biệt là du khách trong nước, rất ái ngại đặt tour tại các công ty. Nhiều khách hiện nay đã chuyển sang xu hướng chọn cách du lịch tự túc. Điều đó tất nhiên ảnh hưởng đáng kể đến doanh thu của các đơn vị du lịch lữ hành”.
GS-TSKH Trần Ngọc Thêm, Trường ĐHKHXH&NV TP.HCM phân tích, do hai nguyên nhân: "Một là do sự hạn chế của cái gọi là “tầm nhìn tiểu nông”, về không gian thì không vượt quá lũy tre làng, về thời gian thì không vượt quá vòng quay mùa vụ, do vậy chỉ nhìn thấy cái lợi trước mắt mà không thấy cái lợi lâu dài.
Hai là do thiếu ý thức cộng đồng xã hội, sinh ra tâm lý ích kỷ, chỉ lo vun vén cho quyền lợi cá nhân, bất kể xã hội có thiệt bao nhiêu cũng mặc. Thành ra không chỉ người kinh doanh du lịch thường đẩy giá lên cao, chèo kéo khách trong các dịp lễ, Tết, mà từng ngành kinh doanh du lịch cũng chỉ biết lo việc của ngành mình, mà thiếu tinh thần hợp tác liên ngành."
“Ở nhiều nước trên thế giới, các ngành khác nhau như hàng không, du lịch, khách sạn, nhà hàng ăn uống, các cửa hàng lưu niệm, các bảo tàng, các cơ quan quản lý văn hóa… liên kết với nhau rất chặt chẽ, nhờ vậy mà hạn chế được việc tăng giá tùy tiện, do đó thu hút khách. Vào các dịp lễ, Tết là cơ hội để họ quảng bá hình đất nước, nhằm bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc, quảng bá du lịch.
Vì vậy, trong ngày lễ ở những nơi vui chơi, bảo tàng do Nhà nước quản lý, họ thường giảm giá hoặc thậm chí còn cho vào cửa tự do. Nếu thu tiền thì có thể được thêm mấy đồng nhưng nếu không thu tiền sẽ được rất nhiều, đó là cái được rất lớn lao. Nghĩa là dân chúng sẽ phấn khích, có ý thức dân tộc, vậy, khách sẽ đến nhiều hơn, cái lợi sẽ nhiều hơn”, GS-TSKH Trần Ngọc Thêm phân tích.
“Ở nhiều nước trên thế giới, các ngành khác nhau như hàng không, du lịch, khách sạn, nhà hàng ăn uống, các cửa hàng lưu niệm, các bảo tàng, các cơ quan quản lý văn hóa… liên kết với nhau rất chặt chẽ, nhờ vậy mà hạn chế được việc tăng giá tùy tiện, do đó thu hút khách. Vào các dịp lễ, Tết là cơ hội để họ quảng bá hình đất nước, nhằm bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc, quảng bá du lịch.
Vì vậy, trong ngày lễ ở những nơi vui chơi, bảo tàng do Nhà nước quản lý, họ thường giảm giá hoặc thậm chí còn cho vào cửa tự do. Nếu thu tiền thì có thể được thêm mấy đồng nhưng nếu không thu tiền sẽ được rất nhiều, đó là cái được rất lớn lao. Nghĩa là dân chúng sẽ phấn khích, có ý thức dân tộc, vậy, khách sẽ đến nhiều hơn, cái lợi sẽ nhiều hơn”,
Vẫn có kẽ hở
“Hiện nay, dù chính quyền địa phương có làm việc rốt ráo thế nào để kiểm soát việc tăng giá phòng một cách bất hợp lý thì giá phòng vẫn tăng như có một kẽ hở giữa chủ các DN du lịch với dịch vụ cung cấp phòng tại địa phương?”, ông Ông Thân Trọng Thụy, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ Du lịch Đất Nước Việt nói.
“Hiện nay, dù chính quyền địa phương có làm việc rốt ráo thế nào để kiểm soát việc tăng giá phòng một cách bất hợp lý thì giá phòng vẫn tăng như có một kẽ hở giữa chủ các DN du lịch với dịch vụ cung cấp phòng tại địa phương?”, ông Ông Thân Trọng Thụy, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ Du lịch Đất Nước Việt nói.
Báo Du lịch