Sa mạc ở Namibia vẫn ngập tràn sự sống của nhiều loài động vật chịu được khô cằn, cây cối cũng thật đa dạng. Bên cạnh đó, ở một nơi khác trong đất nước này, loài chim cánh cụt đang tíu tít tìm mồi.
Bình minh nhuốm màu cam đậm đà lên bầu trời Namibia, trên nền ấy là những cây gai lạc đà trơ trọi thân đen trên nền cát xanh rì. Tấm ảnh trông như một bức họa này là cảnh chụp vào sáng sớm tại Công viên Namib-Naukluft.
Cũng trong Công viên Namib-Naukluft, những đụn cát Sossusvlei vẫn còn lưu lại dấu chân của những đoàn khách lữ hành. Cái tên Sossusvlei theo tiếng bản địa Nama có nghĩa là ‘vùng đầm lầy không lối thoát’ – xuất phát từ việc chẳng có trận mưa nào xảy ra ở đây.
Một con linh cẩu nâu đang cắp ‘chiến lợi phẩm’ một chú hải cẩu con, trong ánh mắt ‘thèm thuồng’ của một con chó rừng đằng xa. Ở Công viên Quốc gia Sperrgebiet của Namibia, loài linh cẩu có khoảng 1200 cá thể trong hoang dã, chiếm khoảng 1/8 của toàn châu Phi này.
Ở bãi đá Cape Cross lớn thuộc bờ biển Skeleton là nơi sinh sống của khoảng 200 nghìn cư dân hải cẩu, được chính quyền Namibia gây giống bảo tồn thành công. Ở đây, chúng sẽ được con người bảo vệ tốt hơn trong thời gian giao phối.
Trong sa mạc Namib, những cây quiver đứng hiên ngang như những người lính canh gác bầu trời đầy sao ban đêm. Namib không đến nỗi quá khô cằn, bằng chứng là hệ động thực vật trong vùng vẫn khá phong phú và đặc trưng.
Những chú voi sa mạc sống trong thung lũng Sông Huab thuộc Khu bảo tồn Torra. Đây mà một trong số 60 khu bảo tồn giao về cho cộng đồng địa phương.
Một trong những ‘chiến lược sinh tồn’ của loài chuột chũi vàng sa mạc ở Công viên Quốc gia Sperrgebiet là ‘bơi’ dưới cát! Mặc dù khô khan quanh năm nhưng nơi đây là một điểm nóng đa dạng sinh học của Namibia với nhiều loài bò sát, linh dương, linh cẩu,… 234 loài ở đây là đặc hữu – không tìm thấy ở nơi nào khác trên Trái Đất.
Một bầy cánh cụt Phi Châu đang cư ngụ trong một ngôi nhà hoang trên đảo Halifax – một phần của Khu bảo tồn Biển Quốc gia Namibia. Trong thập niên 90, trứng của loài chim này từng bị những thương buôn ăn trộm, khiến cho số lượng cá thể hiện nay chỉ còn khoảng 30 nghìn cặp đực – cái.
Gió thổi từ hàng triệu năm qua đã ‘điêu khắc’ cát của Namibia thành những đụn cát cao nhất thế giới. Cát ở đây mang màu đỏ của sắt oxit, tuy trông khô cằn nhưng nó vẫn giữ đủ độ ẩm cần thiết cho thực vật sinh sống.
Một hồ nước ở Khu bảo tồn Thiên nhiên NamibRand trở thành nơi quần tụ đông đảo của những chú gà gô cát.
Trên ảnh là một chú tắc kè hoa sa mạc Namaqua đang nguỵ trang theo màu của cát để lẩn tránh kẻ thù.
Lần theo dấu chân đặc biệt của một cặp oryx – linh dương sa mạc, loài đặc hữu của đất nước này.
Ione