Truyền thuyết về "tường thành dài một vạn dặm" nhiều vô số kể. Người ta cho rằng đây là công trình nhân tạo duy nhất có thể nhìn thấy từ mặt trăng. Công trình này gợi lên ý tưởng về Trung Quốc như một vùng đất huyền bí, rộng bao la và khép kín.
Về quy mô, Vạn lý trường thành không có đối thủ. Trải dài khoảng 2.700 km theo một đường thẳng từ Shanhaiguan ở bờ biển phía Đông thuộc Hồ Bắc đến Jiayuguan thuộc Gansu ở phía Tây, nhưng chiều dài thực sự, kể cả các đoạn thành gấp đôi, gấp ba và thậm chí gấp bốn cùng các đường nhánh ở các đèo và các điểm chiến lược khác ít nhất cũng nhân chiều dài của trường thành lên gấp đôi. Nếu tính cả những đoạn lúc đầu của trường thành, chiều dài tổng cộng gần 10.000 km, lớn hơn chu vi trái đất 20%. Hiện còn khoảng 20.000 tháp canh trên trường thành và 10.000 tháp canh hay truyền tin riêng biệt khác, số gạch đá của trường thành có thể xây dựng mười bức tường dày 1 m, cao 5 m vòng quanh trái đất.
Tuy nhiên, trong thực tế, Vạn lý trường thành là một từ chung để gọi nhiều bức tường dài, xây dựng ở nhiều giai đoạn khác nhau trong lịch sử Trung Quốc. Từ đầu, trường thành không khác gì hơn là một công trình phòng thủ: đánh dấu ranh giới của nền văn minh. Đặc điểm Trung Hoa ở trường thành cũng mang đặc điểm thành phố, trường thành đánh dấu một đơn vị hành chính, tách biệt một nước Trung Hoa nông nghiệp, có tổ chức với tình trạng man rợ, vô tổ chức của các bộ tộc du mục thảo nguyên.
Một góc nhìn về Vạn lý trường thành.
Khi vị Hoàng đế đầu tiên thống nhất Trung Hoa năm 221 TCN, ông ra lệnh cho viên tướng Meng jian phải nối liền và mở rộng một loạt các đoạn thành trước kia, do các nhà nước mà ông xâm chiếm xây dựng để lập thành một tường chắn liên tục chống lại các bộ tộc cướp phá ở vùng biên giới phía Bắc và Tây Bắc. Sự gian khổ và hy sinh trong việc xây dựng Vạn lý trường thành đầu tiên này được đề cập đến rất nhiều trong thơ ca và truyền thuyết. Hơn 300.000 người bị bắt lính kể cả binh lính, nông dân, quan chức bị thất sủng, tù binh và học giả bất tuân mệnh lệnh “phần thư khanh nho” (đốt sách giết kẻ sĩ). Làm việc ở những vùng núi non hay sa mạc, trong cái nóng và lạnh cực độ, không đủ lương thực hay chỗ ở, người ta nói cứ xây dựng mỗi mét thành là có một người phải bỏ mạng. Từ lâu, trường thành phản ánh sức mạnh của Trung Hoa và thái độ của nước này đối với các bộ tộc du mục láng giềng. Trong thời điểm cùng tồn tại hoà bình, người ta xao lãng và để cho trường thành hư nát, lúc ấy các láng giềng của Trung Hoa hùng mạnh và thù địch, nên mới xây dựng lại trường thành như một công trình phòng thủ đối phó với các dân tộc có tài cưỡi ngựa điêu luyện ở vùng thảo nguyên. Nhà Hán (221 TCN), mở rộng trường thành đến mức dài nhất xưa nay, xây dựng một thành vòng về phía Tây để bảo vệ hành lang Hexi ở Gasnu, lối vào Con đường tơ lụa băng qua Trung Á. Nhiều tường thành sau này do các dân tộc không phải Trung Hoa xây dựng, những người đã chiếm đóng miền Bắc Trung Hoa, muốn tự bảo vệ mình trước các đợt xâm lược mới của kẻ xâm lăng.
Hầu hết trường thành còn đến ngày nay đều được xây dựng từ thời nhà Minh (1368-1644). Uốn lượn dọc theo đỉnh núi, chiều rộng chân thành 6 m, cao khoảng 6 đến 8,7 m. Đường đi dọc theo các thành luỹ, lót bằng bốn lớp gạch, tường có lỗ châu mai xây cao để chống sườn ở cạnh ngoài, trong khi bờ công sự xây ở cạnh trong, chiều rộng đủ cho năm ngựa chạy song song.Ở các đèo và trong thung lũng, xây thêm tường thành phụ để làm công trình phòng thủ bổ sung. Tháp canh, đặt cách khoảng 70 m, được xây bậc thang bằng đá đi lên, có nhiều đường dốc đều đặn dẫn lên tường thành dùng cho ngựa.
vnexpess.vn