Khu di tích trên đồi rộng 512ha thuộc tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) chứa đựng các mẫu hóa thạch đầy đủ nhất của hệ sinh vật trong kỷ tiền Cambri (530 triệu năm trước) bao gồm cả sinh vật không xương sống và có xương sống với khoảng 196 loài. Đây là di sản thiên nhiên đã chính thức được UNESCO đưa vào danh sách 26 di sản thế giới 2012 vừa qua.
Bộ xương cá hóa thạch hơn 500 triệu năm
Vào ngày 1/7/1984, một nhà nghiên cứu đã tìm thấy hóa thạch của naraoia, một sinh vật biển sống 530 triệu năm trước đây trong Yuxi. Năm 1997, chính quyền tỉnh Vân Nam đã quyết định bảo vệ khu bảo tồn thiên nhiên rộng 1.800 ha này.
“Khu hóa thạch Chengjiang, Vân Nam là nơi các hóa thạch có tính tập trung nhất, được bảo tồn tốt nhất và chứa những bằng chứng sinh học đa dạng nhất của sự bùng nổ kỷ Cambri trên toàn thế giới”, ông Chu Zhongzhi, Phó Giám đốc Phòng phát triển nhà ở và đô thị-nông thôn tỉnh Vân Nam cho biết.
Các loại đá và hóa thạch của Chengjiang đã chứng minh cho việc đa dạng hóa nhanh chóng của cuộc sống trên trái đất trong thời kỳ kỷ tiền Cambri. Khu di sản thể hiện chất lượng bảo quản hóa thạch tuyệt vời, bao gồm các mô cứng và mềm của động vật với bộ xương cứng, cùng với một mảng rộng các sinh vật hoàn toàn thân mềm. Hầu như hóa thạch tất cả các loài thân mềm này chưa được tìm thấy ở nơi khác.
Trước năm 2004, khu vực Chengjiang là cơ sở khai thác phốt pho lớn, với 76 triệu tấn quặng phốt pho. Nhưng kể từ khi có quyết định bảo tồn khu hóa thạch, Chính phủ Trung Quốc đã đóng cửa tất cả 14 mỏ khai thác chỉ trong vòng một tuần. Từ năm 2006, chính quyền đã đầu tư 77,38 triệu nhân dân tệ (12,18 triệu USD) để bảo tồn các khu mỏ cũ.
Theo báo cáo đăng trên trang web yunnan.cn, một số hóa thạch động vật của Chengjiang đã bị xuất lậu ra khỏi Trung Quốc trong 20 năm qua, và trong một trường hợp một hóa thạch naraoia có giá cao tới 11.000 euro (13.926 USD). Chính vì vậy, Vân Nam đã nỗ lực rất lớn để ngăn chặn tình trạng buôn lậu.
Theo quy định, thông qua trong năm 2010 và được ban hành vào năm 2011, Trung Quốc cấm việc loại bỏ các hóa thạch từ một khu vực được bảo vệ mà không có sự cho phép của Bộ Đất đai và Tài nguyên, cũng như khai quật hóa thạch ngoài khu vực mà không có sự cho phép của chính quyền cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Trung Quốc đã có được sự trở lại của hơn 5.000 hóa thạch từ Úc, Hoa Kỳ, Canada và Italy giữa năm 2008 và 2010.
Đây là một trong các hồ sơ đầu tiên của một hệ sinh thái biển phức tạp, với lưới thức ăn giới hạn bởi kẻ thù tinh vi. Hơn nữa, nó chứng minh rằng cấu trúc cộng đồng phức tạp đã phát triển rất sớm trong sự đa dạng của đời sống động vật kỷ Cambri, và cung cấp bằng chứng về một loạt các hốc sinh thái.
Khu hóa thạch có ranh giới rõ ràng bao gồm cả đá lộ thiên quan trọng nhất và một vùng đệm. Khai quật khác nhau đã được thực hiện ở phần địa tầng chính của Xiaolantian và một lần khai quật sâu để tạo ra một lối đi. Ngoài ra, ở đây đã xây dựng một viện bảo tàng tại Miaotanshan, trên khu vực đầu tiên phát hiện ra động vật, thực vật Chengjiang hóa thạch. Cả hai con đường và xây dựng bảo tàng đã có tác động vào sự hoàn hảo của khu di tích.
Theo ngành Du lịch Trung Quốc, số lượng du khách được dự đoán sẽ tăng khoảng 4000-5.000 người trong năm 2012, hầu hết là những người dân địa phương, du khách từ các khu vực lân cận và các nhà khoa học đến thăm di tích hóa thạch. Điều này đòi hỏi Vân Nam phải có chiến lược quản lý hiệu quả và cung cấp các hướng dẫn, chỉ định các khu vực hạn chế, và những hạn chế nghiêm ngặt về thu thập hóa thạch. Nó sẽ là điều cần thiết phải điều chỉnh số lượng du khách trong phạm vi khả năng đón khách của di sản. Dự kiến con số tối đa khoảng 30.000 – 40.000 người.
Bao Du Lich