Mới đây Qatar đã lần đầu tiên góp mặt trong danh sách các quốc gia có Di sản thế giới do UNESCO công nhận.
Di chỉ khảo cổ Al Zubarah bên bờ biển phía Tây Bắc của bán đảo Qatar là một trong số 19 Di sản thế giới mới vừa được UNESCO công nhận.
Theo tài liệu của UNESCO cung cấp, thị trấn Al Zubarah từng phát triển mạnh mẽ như một trung tâm giao dịch ngọc trai trong những năm cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19, trước khi nó bị phá hủy vào năm 1811 và bị bỏ rơi hoàn toàn trong những năm 1900. Được thành lập bởi các thương gia từ Kuwait, Al Zubarah đã có sự liên kết giao dịch thương mại qua Ấn Độ Dương, Ả Rập và Tây Á. Ở thời kỳ đỉnh cao, thị trấn này là nơi sinh sống của khoảng 6.000 đến 9.000 người. Trong khi đó, hiện nay thủ đô Doha của Qatar là nơi ở của trên 1,3 triệu người.
Sau khi bị bỏ rơi, di tích này đã được bao phủ bởi một lớp cát thổi từ sa mạc, giúp bảo vệ những phần còn lại như: cung điện, nhà thờ Hồi giáo, đường phố, sân nhà và những túp lều của ngư dân, bến cảng, các bức tường và nghĩa trang.
Cách đó một khoảng cách ngắn là phần còn lại của pháo đài của Qal’at Murair với những bằng chứng cho thấy nguồn cung cấp nước cho sa mạc đã được quản lý và bảo vệ như thế nào, và một pháo đài đã được xây dựng thêm vào năm 1938.
Việc tiến hành khai quật khảo cổ chỉ diễn ra trong một phần nhỏ của di tích, trong đó cung cấp một bằng chứng nổi bật cho những giao dịch thành thị và truyền thống lặn tìm ngọc trai nơi đây.
Điểm đặc biệt của thị trấn cổ Al Zubarah khiến người ta phân biệt nó với các thị trấn thương mại khác trong Vùng Vịnh là nó tồn tại trong một thời gian tương đối ngắn. Thứ hai là thị trấn này đã bị bỏ rơi, thứ ba là phần lớn diện tích thị trấn đã được bao phủ bởi cát sa mạc và thứ tư là bối cảnh rộng lớn hơn của nó vẫn có thể được tìm hiểu thông qua phần còn lại của khu di tích.
Hiện nay thị trấn cổ Al Zubarah đã được bảo tồn dưới cát sa mạc. Toàn bộ thị trấn này là sự phản ánh sinh động về sự phát triển của một xã hội thương mại vào cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19 trong khu vực vùng Vịnh và sự tương tác của nó với cảnh quan sa mạc xung quanh.
Al Zubarah được UNESCO đánh giá cao không chỉ vì nó là duy nhất hay phân biệt theo một cách nào đó với các khu định cư khác trong Vùng Vịnh, mà còn vì nó cung cấp một bằng chứng nổi bật cho sự giao dịch thành thị và truyền thống lặn tìm ngọc trai. Những điều này đã giúp duy trì cuộc sống của các thị trấn ven biển chính của khu vực từ thời kỳ đầu của Hồi giáo hoặc sớm hơn nữa cho đến thế kỷ 20 và dẫn đến sự phát triển của các quốc gia độc lập nhỏ nở rộ bên ngoài sự kiểm soát của Ottoman, châu Âu, đế quốc Ba Tư và cuối cùng dẫn đến sự xuất hiện của Vùng Vịnh hiện đại ngày nay.
Được biết, vào năm ngoái, di chỉ khảo cổ Al Zubarah cũng có tên trong danh sách đề cử di sản thế giới nhưng chưa được UNESCO thông qua. Năm 2013, di chỉ này mới được UNESCO vinh danh cũng với 18 di sản khác, trở thành Di sản thế giới đầu tiên của Qatar.
Cảng Al Zubarah đã được xây dựng vào năm 1938 theo lệnh của Sheikh Abdulah bin Jassim Al Thani để bảo vệ bờ biển Tây bắc của Qatar.
Al Zubarah đã từng là một thương cảng ngọc trai thịnh vượng và là một trong những ví dụ lớn nhất và được bảo tồn tốt nhất của một thị trấn cảng thế kỷ 18 trong vùng Vịnh.
Thị trấn thế kỷ 18 Al Zubarah được quy hoạch tốt với nhiều đường phố chạy vuông góc với nhau và một số khu dân cư được xây dựng theo một mô hình lưới chặt chẽ.
Đây là vị trí hoàn hảo cho các thương nhân thương gia thế kỷ 18 và 19.
Vào thời điểm cực thịnh, Al Zubarah là nơi sinh sống của khoảng 6.000 và 9.000 người dân. Thủ đô Doha hôm nay của Qatar là nơi ở của hơn 1,3 triệu người.
Nền kinh tế Al Zubarah đã được duy trì việc buôn bán ngọc trai.
Vào thế kỷ 18, một bức tường lớn bao quanh thị trấn và vịnh của nó trong một vòng cung 2,5 km (1,6 dặm). Các bức tường được bảo vệ bởi 22 tháp bán nguyệt đặt đều đặn dọc theo các bức tường.
Trải qua hàng trăm năm, di tích này đã được phủ một lớp cát dầy, giúp bảo vệ những công trình bên trong thị trấn cổ này như sân, đại lộ, cung điện và nhà thờ Hồi giáo./.
Tổ quốc