Dọc theo quốc lộ 5, cách thị trấn nhỏ Suomussalmi, Phần Lan khoảng 30 km về phía bắc, có một cánh đồng với gần 1.000 bù nhìn trong trang phục rực rỡ sắc màu. Người dân ở đây gọi những con bù nhìn đó là “người im lặng”.
Cánh đồng bạt ngàn những con bù nhìn ở Thị trấn Suomussalmi, Phần Lan
Đội quân bù nhìn được người dân địa phượng gọi là "người câm lặng" hoặc Hiljainen Kansa (theo tiếng Phần Lan). Người đầu tiên nghĩ ra ý tưởng này là nghệ sĩ Reijo Kela. Năm 1988, bù nhìn rơm lần đầu tiên xuất hiện tại Lassila, Helsinki. Đến năm 1994, chúng được trưng bày tại Hội chợ thương mại ở quảng trường Senate Helsinki, sau đó là trên bờ sông Jalonuoma, Ämmänsaari, và cuối cùng chuyển đến Suomussalmi, từ đó tồn tại cho đến ngày nay.
Các bù nhìn này được làm bằng khung gỗ, đầu làm bằng than bùn. Mỗi năm, chúng được cư dân trong thị trấn thay quần áo hai lần nhờ vào các chương trình quyên góp của địa phương.
Mỗi khi đi ngang qua cánh đồng, bất kỳ du khách nào cũng không khỏi tò mò về ý tưởng đằng sau những hình nhân câm lặng này. Tuy nhiên, Reijo Kela từ chối việc giải thích lý do hình thành ý tưởng về những người câm lặng, buộc mỗi người tự có câu trả lời theo cách riêng của mình.
Nhiều người cho rằng bù nhìn đại diện cho nhwunxg con người bị lãng quên
Một số người cho rằng, bù nhìn đại diện cho những con người bị lãng quên. Một giả thiết khác, phổ biến hơn, cho rằng bù nhìn là đại diện cho những liệt sĩ đã hy sinh trong chiến tranh mùa đông 1939-1940 để bảo vệ đất nước.
Những "người câm lặng" như một đội quân để bảo vệ cánh đồng
Theo vnExpress