Bạn sẽ thấy rằng những bác sĩ như vật thật đáng trân trọng biết bao, chuông báo gọi y tá ở bệnh viện luôn thúc dục các bác sĩ tận tân cứu chữa người bận, rất tiện lợi, bấm chuông là bác sĩ biết đến hỗ trợ
Rất nhiều nhân vật là tấm gương y đức từ khắp mọi miền đất nước đã được vinh danh trong lễ trao giải “Sự hy sinh thầm lặng” tổ chức tối 22/7.
Vợ chồng bác sĩ Blum và H’Nơn (Trạm y tế xã Glar, huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai) cùng bước vào ngành y gần 30 năm nay. Họ quên hạnh phúc riêng để chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Người dân địa phương ví họ là cánh chim không mỏi giữa đại ngàn, là người chuyên đi làm “cách mạng” xóa hủ tục, người “nhịn đẻ” vì sự tiến bộ cộng đồng.
Gần 30 năm chạy bộ rồi đi xe đạp, xe máy, vợ chồng bác sĩ Blum tìm đến ăn ở tại các buôn làng sâu để chữa bệnh, giúp bà con thấm nhuần triết lí: “Khỏi bệnh là do y học, khỏe mạnh, lớn khôn là do nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục”.
Trong hành trình bền bỉ ấy, họ “nhịn đẻ”, “cược” với cộng đồng Tây Nguyên nhận một đứa trẻ sinh non bằng bắp tay, sắp bị đưa đi chôn sống về cứu chữa và nuôi. Cháu bé khỏe, buôn làng phải bỏ hẳn hủ tục.
Khi biết nhiều nơi đang lùa đuổi ba đứa trẻ mắc bệnh phong, bệnh lao vào núi thẳm, thoi thóp trong đói rét, vợ chồng Blum lại bán nốt chiếc xe máy là của hồi môn để mua sữa và thuốc tốt nhất cứu chữa, nhận những đứa trẻ này làm con.
Bằng y học, họ chứng minh rõ “con hủi”, con vi-rút lao không có chân, có cánh bay khắp nơi trong cộng đồng, không phải là “ngọn gió độc” mang “thần chết” reo rắc khắp nơi như mọi người vẫn nghĩ.
Từ đó, khắp Tây Nguyên không kỳ thị người bệnh phong, bệnh lao. Tất cả những nạn nhân của hủ tục này giờ đều là con nuôi khỏe mạnh của vợ chồng bác sĩ Blum.
Từ năm 1991 đến năm 1995 khi chưa có cơ chế xếp lương, vợ chồng bác sĩ Blum đã khước từ mọi lời mời ở chốn phồn hoa để xung phong bám buôn làng chữa bệnh không lương và hiến gần hết đất gia đình cho Nhà nước làm vườn thuốc nam.
Hàng ngàn ca đỡ đẻ, ca tiểu phẫu hai người đã thực hiện dưới ánh sáng lửa củi, ánh trăng…nhưng đều không có biến cố nào xảy ra vì họ đều tâm niệm “người bệnh cũng như ruột thịt của mình”.
Xem Thêm : Bệnh viện Đa Khoa Quốc Tế VinMec Lắp Đặt Chuông Gọi Y Tá Không Dây
Bác sĩ Blum (đứng giữa) tại lễ trao giải cuộc thi “Sự hy sinh thầm lặng” |
Tối 22/7, tác phẩm “Như cổ tích giữa đại ngàn của tác giả Hà Văn Đạo viết về vợ chồng bác sĩ Blum đã được trao giải Đặc biệt trong cuộc thi viết “Sự hy sinh thầm lặng”.
Đây là cuộc thi viết về những tấm gương y đức, tấm gương hy sinh lặng thầm vượt ra khỏi phạm vi “người tốt việc tốt” của ngành Y tế, giúp nhen lên niềm tin vào con người, vào những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
Vợ chồng bác sĩ Blum đã từ Tây Nguyên ra Hà Nội để có mặt trong lễ vinh danh này.
Cũng tại cuộc thi, Ban tổ chức đã trao giải Nhất cho tác phẩm “PGS.TS Nguyễn Thúy Hoa trên tuyến đầu phòng chống dịch bệnh” của tác giả DSCKII Trần Giữu (viết về PGS. TS Nguyễn Thúy Hoa – nguyên Trưởng khoa Dịch tễ, Trưởng khoa Côn trùng y học Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương) và tác phẩm “Bác sĩ Hồ Văn Hoài, người vác tù và hàng tổng” của tác giả Nguyễn Phương Liễu (viết về BS. Hồ Văn Hoài, Trưởng Trạm y tế xã Phú Lý, huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai).
Tác giả DSCKII Trần Giữu cùng nhân vật trong bài viết – PGS. TS Nguyễn Thúy Hoa nhận giải Nhất cuộc thi |
4 tác giả và nhân vật được giải Nhì cùng nhiều tác giả, nhân vật giải Ba cũng được vinh danh trong lễ trao giải tối 22/7.
Phát biểu tại buổi lễ, GS. TS. Nguyễn Thanh Long – Quyền Bộ Trưởng Bộ Y tế chia sẻ: “Tôi luôn có cảm giác xúc động và tự hào khi được đọc, được nghe, được xem những câu chuyện phác họa những tấm gương của các đồng nghiệp.
Họ là những người đã và đang dành hết tâm huyết, sức lực, vượt qua rất nhiều khó khăn, gian khổ để cống hiến cho sự nghiệp cao cả: bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân”.
Ông Long cũng nhấn mạnh, việc phát hiện những tấm gương thầy thuốc sẽ truyền cảm hứng và nhiệt huyết tới các thầy thuốc khác; đồng thời giúp cộng đồng ghi nhận, tôn trọng những đóng góp của thầy thuốc; chung tay cùng xây dựng một xã hội mạnh khoẻ.
Cuộc thi viết “Sự hy sinh thầm lặng” do báo Sức khỏe Đời sống khởi xướng và tổ chức từ năm 2010, diễn ra đều đặn 2 năm 1 lần. Cuộc thi có sự tham gia của đông đảo nhà văn, nhà báo, các thầy thuốc, các tác giả… khắp mọi miền đất nước.