Con dấu là hình thức thể hiện pháp lý vô cùng quan trọng thể hiện tầm quan trọng của một văn bản. Sở dĩ vì việc ký tên chưa chắc đã làm phát sinh hiệu lực pháp lý của văn bản được ký kết. Do đó, hành vi làm dấu giả được coi là hành vi vi phạm pháp luật hình sự vô cùng nghiêm trọng. Trong pháp luật nước ta có quy định về tội làm giả con dấu. Vậy có phải tất cả hành vi làm con dấu giả đều bị khép vào tội làm giả con dấu không? Hãy cùng với chuyên trang Luật Sư X tìm hiểu vấn đề này nhé: |
Cơ sở pháp lý
-
Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017);
-
Nghị định 99/2016/NĐ-CP về quản lý và sử dụng con dấu;
-
Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.
Nội dung tư vấn
1. Thế nào là tội làm giả con dấu?
Tại Điều 341 của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì tội sử dụng con dấu được ghép với một tội danh dầy đủ là “tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”. Theo đó tội này được hiểu như sau:
“Tội làm giả con dấu là hành vi tạo ra con dấu giả mạo, không phải do cơ quan có thẩm quyền làm ra. |
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 của Nghị định 99/2016/NĐ-CP về quản lý và sử dụng con dấu thì “con dấu” được định nghĩa là phương tiện đặc biệt do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký, quản lý, được sử dụng để đóng trên văn bản, giấy tờ của cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước.
Và cũng theo quy định của Nghị định 99/2016/NĐ-CP về quản lý và sử dụng con dấu thì việc sử dụng con dấu phải đáp ứng những điều kiện cụ thể sau:
“Điều 5. Điều kiện sử dụng con dấu 1. Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước chỉ được sử dụng con dấu khi đã có quy định về việc được phép sử dụng con dấu trong văn bản quy phạm pháp luật hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền; phải đăng ký mẫu con dấu trước khi sử dụng. 2. Việc sử dụng con dấu có hình Quốc huy phải được quy định tại luật, pháp lệnh, nghị định hoặc quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan, tổ chức hoặc được quy định trong điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. 3. Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước có chức năng cấp văn bằng, chứng chỉ và giấy tờ có dán ảnh hoặc niêm phong tài liệu theo quy định của pháp luật thì được phép sử dụng dấu nổi, dấu thu nhỏ hoặc dấu xi. 4. Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước chỉ được sử dụng một con dấu theo mẫu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Trường hợp cần thiết phải sử dụng thêm con dấu như con dấu đã cấp (dấu ướt, dấu nổi, dấu thu nhỏ, dấu xi), thực hiện theo quy định sau đây: a) Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước sử dụng thêm dấu ướt phải được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền; b) Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước tự quyết định việc sử dụng thêm dấu nổi, dấu thu nhỏ, dấu xi; c) Tổ chức kinh tế tự quyết định việc sử dụng thêm con dấu.” |
2. Cấu thành tội phạm của tội này là gì?
Một chủ thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm về một tội được quy định trong Bộ luật Hình sự khi người đó đáp ứng đầy đủ những dấu hiệu pháp lý của tội đó. Tội làm giả con dấu có những dấu hiệu pháp lý cụ thể và cơ bản như sau:
-
Về mặt khách quan: Có hành vi làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức. Đây là hành vi của người không có thẩm quyền cấp các giấy tờ đó nhưng đã tạo ra các giấy tờ đó bằng những phương pháp nhất định để coi nó như thật. Việc làm giả này có thể là giả toàn bộ hoặc chỉ từng phần. Mục đích của việc làm giấy tờ giả là để thực hiện hành vi trái pháp luật.
-
Về mặt khách thể; Tội phạm này xâm phạm trật tự quản lý hành chính Nhà nước.
-
Về mặt chủ quan: Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý.
-
Về mặt chủ thể: Chủ thể của tội danh này là chủ thể thường, bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt tuổi luật định.
3. Xử lý hình sự về tội làm giả con dấu như thế nào?
Tội làm giả con dấu quy định tại Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 bao gồm 3 khoản đầu tiên quy định về hình phạt chính và 1 quy định về hình phạt bổ sung, trong đó khung hình phạt chính cao nhất là từ 03 đến 07 năm, cụ thể như sau:
-
Khung hình phạt ở khoản 1: Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm nếu làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật.
-
Khung hình phạt ở khoản 2: Phạt tù từ 02 năm đến 05 năm nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
-
Có tổ chức;
-
Phạm tội 02 lần trở lên;
-
Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;
-
Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;
-
Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
-
Tái phạm nguy hiểm.
-
-
Khung hình phạt ở khoản 3: Phạt tù từ 03 năm đến 07 năm nếu thuộc một trong những trường hợp sau:
-
Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;
-
Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
-
Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.
-
-
Khung hình phạt ở khoản 4: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
4. Có phải mọi hành vi làm giả con dấu đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Trong một số trường hợp, hành vi làm giả con dấu không có đủ những yếu tố cấu thành tội phạm được quy định ở Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 thì phải chăng, hành vi đó không bị coi là vi phạm pháp luật? Điều này đã được Nhà nước ta khắc phục trong các văn bản liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính. Theo đó, tại Điều 12 Nghị định 167/2013 quy định về hình thức xử phạt đối với việcvi phạm các quy định về quản lý và sử dụng con dấu như sau:
“4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: … d) Khắc dấu giả hoặc sử dụng con dấu giả. 5. Hình thức xử phạt bổ sung: a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 2; Điểm d Khoản 3; Điểm c, d Khoản 4 Điều 12; … 6. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc thu hồi con dấu đối với hành vi quy định tại Điểm b, đ, e Khoản 2; Điểm c Khoản 3; Điểm c, d Khoản 4 Điều 12; …” |
Trường hợp muốn tham khảo thông tin về tạm ngừng doanh nghiệp, công ty có thể liên hệ vào dịch vụ tạm ngừng doanh nghiệp của chúng tôi
Hy vọng bài viết có ích cho bạn !