Trong thời đại toàn cầu hoá, việc mở rộng hoạt động kinh doanh ra nước ngoài là một bước quan trọng để tăng cường năng lực cạnh tranh và khả năng phát triển của các công ty. Đặc biệt, trong lĩnh vực logistics, có một văn phòng đại diện tại các thị trường tiềm năng là rất cần thiết để xây dựng mối quan hệ với các đối tác, khách hàng và nhà cung cấp địa phương cũng như là để nắm bắt cơ hội kinh doanh mới. Trong bài viết dưới đây, Siglaw xin đưa ra các thủ tục cần thiết để thành lập VPĐD công ty logistics nước ngoài tại Việt Nam – một trong những thị trường logistics phát triển nhanh nhất khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
VPĐD công ty logistics nước ngoài là gì?
Theo khoản 2 điều 44 Luật doanh nghiệp 2020, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo uỷ quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó.
Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận của khách hàng để hưởng thù lao.
Như vậy, có thể hiểu, văn phòng đại diện công ty logistics nước ngoài tại Việt Nam là một đơn vị phụ thuộc của công ty logistics nước ngoài, được thành lập và hoạt động thương mại tai Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Văn phòng đại diện công ty logistics nước ngoài tại Việt Nam mục đích là hỗ trợ, tiếp thị công ty logistics nước ngoài và không thực hiện các hoạt động, giao dịch kinh doanh, thương mại. Văn phòng đại diện công ty logistics nước ngoài tại Việt Nam cũng có quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Xem thêm: Chính sách khuyến khích đầu tư vào logistics
Điều kiện, thời hạn của Giấy phép thành lập VPĐD công ty logistics nước ngoài tại Việt Nam
Để được chấp thuận và cấp Giấy phép thành lập văn phòng đại diện công ty logistics nước ngoài tại Việt Nam, thương nhân cần phải đáp ứng các điều kiện như sau:
- Được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật quốc gia, vùng lãnh thổ có tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc được các quốc gia, vùng lãnh thổ này công nhận;
- Đã có ít nhất là 05 năm hoạt động trong lĩnh vực dự định thành lập văn phòng đại diện, kể từ ngày được thành lập hoặc đăng kí;
- Đối với các trường hợp trên giấy đăng kí kinh doanh có ghi thời hạn kinh doanh, tại thời điểm xin cấp phép thành lập văn phòng đại diện công ty logistics tại Việt Nam, thời hạn còn lại trên giấy đăng kí kinh doanh phải còn ít nhất là 01 năm.
- Nội dung, hoạt động của văn phòng đại diện phải phù hợp với các cam kết mở cửa của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, phù hợp với văn hoá, tập quán của Việt Nam và ngành nghề kinh doanh của công ty logistics.
Giấy phép thành lập văn phòng đại diện công ty logistics nước ngoài tại Việt Nam nói riêng và các thương nhân nước ngoài nói chung là 05 năm (trừ trường hợp giấy phép đăng kí kinh doanh có thời hạn)
Thủ tục, hồ sơ thành lập văn phòng đại diện công ty logistics nước ngoài tại Việt Nam
Để thành lập văn phòng đại diện công ty logistics nước ngoài tại Việt Nam, các bước cần làm như sau:
- Chuẩn bị hồ sơ và xin giấy phép: Sau khi có quyết định thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam, công ty logistics nước ngoài cần chuẩn bị các hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước. Các hồ sơ bao gồm:
+ Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập văn phòng đại diện theo mẫu của Bộ Công thương do đại diện có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài kí;
+ Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty mẹ hoặc giấy tờ tương đương đã được cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự của Việt Nam ở nc ngoài chứng nhận hoặc hợp pháp hoá lãnh sự;
+ Bản sao báo cáo tài chính của công ty mẹ có kiểm toán trong năm tài chính gần nhất hoặc các giấy tờ có giá trị tương đương do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp nhằm xác nhận, chứng minh sự tồn tại, hoạt động của công ty logistics nước ngoài trong năm tài chính gần nhất;
+ Quyết định bổ nhiệm/tuyển dụng người đứng đầu văn phòng đại diện;
+ Bản sao hợp đồng thuê hoặc sử dụng địa điểm làm việc của văn phòng đại diện;
+ Bản sao điều lệ hoạt động của văn phòng đại diện;
+ Bản sao CCCD/Hộ chiếu của người đứng đầu văn phòng đại diện.
Các hồ sơ này cần được dịch sang tiếng Việt và công chứng theo quy định. Sau khi có đầy đủ hồ sơ, công ty logistics nước ngoài cần nộp hồ sơ đến Bộ Công thương để xin giấy phép thành lập văn phòng đại diện. Thời gian xử lý hồ sơ là khoảng 07 ngày làm việc.
Tham khảo: Dịch vụ Giấy phép lao động của công ty luật siglaw.
Như vậy, chúng tôi đã trình bày các bước để thành lập một văn phòng đại diện công ty logistics nước ngoài tại Việt Nam. Qua đó, quý khách hàng có thể hiểu được các yêu cầu pháp lý, điều kiện, thủ tục hành chính và thời gian cần thiết để hoàn thành vị trí này. Siglaw cũng hi vọng bài viết sẽ cung cấp cho quý khách hàng những kiến thức bổ ích để có thể mở rộng kinh doanh tại thị trường logistics sôi động và hấp dẫn này.
Trên đây là những tư vấn của chúng tôi để thành lập văn phòng đại diện công ty tư vấn du học nước ngoài tại Việt Nam. Nếu như có bất kì thắc mắc nào. Nếu như có thắc mắc liên quan đến việc thành lập, hoạt động văn phòng đại diện công ty tư vấn du học nước ngoài tại Việt Nam, xin hãy liên hệ với Công ty Luật Siglaw để được chúng tôi giải đáp chi tiết nhất!