Prolactin là một loại hormone được cơ thể tạo ra tại tuyến yên của não. Nó được tìm thấy ở cả nam lẫn nữ vào có nhiều chức năng trong cơ thể con người. Nó còn được gọi là hormone cho con bú vì vai trò của nó trong việc sản xuất sữa mẹ. Trong bài viết này chúng ta sẽ nói về những vấn đề liên quan tới prolactin và cho con bú.
1. Prolactin và sản xuất sữa mẹ
Prolactin là hormone chính cơ thể cần để tạo sữa mẹ. Khi mang thai thì prolactin tạo sự biến đổi ở ngực của bạn để chuẩn bị sản xuất sữa mẹ. Tuy nhiên, nồng độ estrogen và progesterone cao do nhau thai sản xuất, ngăn prolactin tạo ra một lượng lớn sữa mẹ trưởng thành
Khi bạn sinh em bé và nhau thai rời khỏi cơ thể, nồng độ estrogen và progesterone sẽ giảm xuống. Việc giảm hai loại hormone này cho phép prolactin tăng lên và báo hiệu các tuyến tạo sữa trong vú của bạn tạo ra sữa mẹ.Trong vài ngày đầu sau khi sinh em bé, prolactin chịu trách nhiệm cho sự tăng vọt rất lớn trong nguồn sữa của bạn, thường gây ra tình trạng căng vú khi sữa non của bạn thay đổi so với sữa mẹ chuyển tiếp .
2. Prolactin và cho con bú
Sau khi em bé sinh ra thì cơ thể giải phóng một lượng lớn prolactin nhưng nó không đủ để duy trì sản xuất sữa trong suốt quá trình cho con bú. Để tiếp tục duy trì sản xuất sữa thì bạn cần cho con bú hoặc hút sữa mẹ thường xuyên.
Khi em bé bú mẹ hoặc bạn hút sữa thì các dây thần kinh trong tuyến vú sẽ gửi tín hiệu về thần kinh trung ương gây phóng thích hormone prolactin và oxytocin. Prolactin chỉ huy các tuyến tạo sữa trong vú bạn tạo ra sữa mẹ còn oxytocin kích thích co bóp ống dẫn sữa tống sữa ra ngoài cho bé bú.
3. Làm thế nào để tăng mức độ prolactin
Cách tự nhiên nhất để bạn tăng lượng prolactin trong cơ thể là cho con bú hoặc hút sữa mẹ rất thường xuyên. Khi em bé mới sinh thì bạn cần cho con bú mỗi 2-3 giờ trong suốt cả ngày lẫn đêm. Bạn càng thường xuyên kích thích ngực của bạn, não của bạn sẽ giải phóng prolactin càng nhiều.
Ngoài ra còn có một số loại thảo mộc , thực phẩm và thuốc mà bạn có thể cố gắng để giúp tăng mức độ prolactin của bạn. Tuy nhiên chỉ tăng lượng prolactin thì không hiệu quả trong việc tạo sữa mẹ mà cần kết hợp với cho con bú thường xuyên và kích thích núm vú.
Bạn có thể chọn giải giáp hút sữa mẹ bằng máy hút sữa điện nếu bé bú không hết. Việc chuẩn bị 1 chiếc máy hút sữa trước khi sinh là điều cần thiết. Thông tin khuyến mãi cùng mã giảm giá cho sản phẩm máy hút sữa được cập nhật trên magiamgiasendo.com
4. Prolactin và sự trở lại của kinh nguyệt
Khi bạn cho con bú rất thường xuyên thì lượng prolactin cao còn lượng estrogen thấp. Sự chênh lệch nồng độ này khiến cho thời kỳ kinh nguyệt không trở lại được. Chính vì thế phương pháp bú vô kinh mới thực hiện được. Nếu bạn không cho con bú thường xuyên hoặc cho con bú kết hợp thì lượng prolactin giảm xuống và estrogen tăng lên làm cho kinh nguyệt trở lại. Thời gian kinh nguyệt trở lại sớm nhất có thể là 6 tuần sau khi sinh.
Khi hành kinh trở lại thì nông độ estrogen cao còn prolactin thấp có thể ảnh hưởng tới việc sản xuất sữa mẹ. Đôi khi đó chỉ là một sự sụt giảm tạm thời trong thời gian hành kinh nhưng có thể nguồn sữa vẫn duy trì thấp khi mà đã qua thời gian hành kinh
5. Prolactin và phương pháp kiểm soát sinh sản vô sinh Lactational
Nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ có liên quan đến mức độ prolactin cao. Những mức độ prolactin cao này ngăn cản buồng trứng của bạn rụng trứng hoặc giải phóng trứng. Vì vậy, nếu bạn cho con bú hoàn toàn trong sáu tháng đầu sau khi sinh em bé, không có khả năng bạn sẽ rụng trứng hoặc mang thai. Hay còn gọi là bú vô kinh
Bú vô kinh thành công dựa trên lượng prolactin cao. Nếu bạn cho con bú hoàn toàn suốt ngày đêm mà không cho bé ăn bất kỳ chất bổ sung nào, con bạn dưới sáu tháng tuổi và thời kỳ kinh nguyệt chưa trở lại, thì khả năng mang thai trở lại là rất thấp.
Bú vô kinh có hiệu quả tới 99% nếu được theo dõi chính xác. Tuy nhiên một khi bạn cho con bú không thường xuyên thì nồng độ prolactin của bạn bắt đầu giảm, do đó khả năng sinh sản của bạn sẽ quay trở lại và bạn lại có thể mang thai
6. Những thứ có thể can thiệp với mức độ Prolactin
Nhiều vấn đề có thể ảnh hưởng đến mức độ prolactin trong cơ thể bạn. Dưới đây là một số điều có thể can thiệp vào việc giải phóng prolactin khi bạn cho con bú.
- Cho ăn bổ sung: Nếu bạn bổ sung cho bé bằng sữa công thức hoặc các thực phẩm khác giữa các phiên bú thì lượng prolactin của bạn sẽ giảm xuống.
- Sử dụng núm vú giả sớm: Đặc biệt là trong những ngày đầu khi nguồn cung cấp sữa mẹ chưa được thiết lập thì càng không nên cho bé sử dụng núm vú giả. Bé ngậm vú mẹ là một sự kích thích để cơ thể tăng sản xuất sữa mẹ đó cũng là tăng lượng prolactin. Nếu bạn cho bé dùng vú giả thì sự kích thích đó rất ít nên lượng prolactin giảm đi
- Thuốc ngừa thai có chứa estrogen: làm thay đổi sự cân bằng của estrogen và prolactin ảnh hưởng tới việc cung cấp sữa mẹ. Nó làm giảm lượng prolactin dẫn tới làm giảm nguồn sữa mẹ
- Phẫu thuật vú: Nếu được thực hiện ở gần quần vú hoặc núm vú có thể làm tổn thương các dây thần kinh ở đây khiến cơ thể không thể nhận được tín hiệu giải phóng prolactin
- Kem gây tê: Nó dẽ làm tê cả miệng bé và làm tê liệt cả thần kinh xung quanh vùng bôi kem do đó nếu gây tê núm vú thì sẽ không có tín hiệu về não giải phóng prolactin
- Hút thuốc: có thể ức chế tuyến yên giải phóng prolactin
- Trầm cảm: Thống kê cho thấy nồng độ prolactin thấp hơn hẳn ở các bà mẹ bị trầm cảm sau sinh
7. Prolactin và quyết định không cho con bú
Nồng độ prolactin trong cơ thể bạn cao khi mang thai và ngay sau khi sinh em bé. Nhưng vì cơ thể bạn giải phóng prolactin để đáp ứng với kích thích ở ngực, nếu bạn không cho con bú hoặc hút sữa mẹ và kích thích ở vú, mức độ prolactin sẽ bắt đầu giảm.
Trong vài tuần đầu sau sinh thì bạn vẫn sẽ sản xuất sữa mẹ đều đặn trong khi bạn đã không cho con bú ngay từ đầu. Bởi vì lượng prolactin giải phóng ra rất lớn sau khi sinh con xong. Nó sẽ tồn tại và chỉ huy sản xuất sữa mẹ cho tới khi lượng hormone này hết. Nếu bạn không cho con bú thì lượng hormone này hết đi thì cơ thẻ bạn xũng dừng việc sản xuất sữa mẹ
>>> Xem thêm: “Có bầu nên ăn gì tốt cho mẹ và bé?”
Lời kết
Tóm lại prolactin là một hormone chỉ đạo sản xuất sữa mẹ, mọi biến đổi liên quan tới prolactin đều có thể ảnh hưởng tới nguồn sữa mẹ của bạn. Prolactin cũng xuất hiện kèm theo như một feedback trong phản xạ sản xuất sữa mẹ. Nếu bạn không kích thích vú và cho con bú thì prolactin sẽ giảm xuống và cơ thể sẽ ngừng sản xuất sữa mẹ.