Du lịch tại Hà Nội đang phát triển và có lẽ trong những năm tới đây thì nó còn phát triển nhiều và mạnh mẽ hơn nữa. Bạn có thể tham khảo về rất nhiều nội dung về cuộc sống và các bài học học thực tế.
Phục vụ khách du lịch tốt sẽ đem đến nguồn thu dồi dào cho kinh tế được phát triển.
Du khách tới tham quan không gian văn hóa làng nghề Vạn Phúc. Ảnh: Đinh Thuận – TTXVN
Phát triển sản phẩm của làng nghề truyền thống phục vụ khách du lịch, nhằm giới thiệu đến du khách giá trị văn hóa Hà Nội, góp phần thúc đẩy sản xuất làng nghề phát triển và dần khẳng định vị thế của hàng lưu niệm Việt Nam.
Bạn cũng có thể quan tâm về : Giới thiệu về bộ thẻ rung tự phục vụ
Đây chính là nội dung cuộc tọa đàm giữa Sở Du lịch Hà Nội với các nghệ nhân, cơ sở sản xuất tại làng nghề Hà Nội diễn ra chiều 2/3.
Trước kia, sản phẩm lưu niệm phục vụ khách du lịch trên địa bàn Hà Nội chủ yếu phụ thuộc vào nguồn cung từ bên ngoài và nguồn cung này bị gián đoạn khi dịch COVID-19 bùng phát.
Trong bối cảnh đó, ngành du lịch Hà Nội phối hợp với các làng nghề trên địa bàn, đẩy mạnh sản xuất hàng lưu niệm phục vụ du khách nhằm tăng lợi ích kép cho các làng nghề, chủ động nguồn cung tại chỗ.
Hà Nội có khoảng 1.350 làng nghề, trong đó hơn 300 làng nghề truyền thống tiêu biểu. Nhiều làng nghề nổi tiếng, thu hút sự quan tâm của khách du lịch như: Lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông), gốm sứ Bát Tràng (huyện Gia Lâm), mây tre đan Phú Vinh (huyện Chương Mỹ), thêu Quất Động, sơn mài Hạ Thái, lược sừng Thụy Ứng (huyện Thường Tín), khảm trai Chuôn Ngọ (huyện Phú Xuyên)…
Mặc dù sản phẩm các làng nghề phục vụ khách du lịch tương đối phong phú nhưng mẫu mã còn đơn điệu, việc kết nối giữa các làng nghề đến du khách chưa đồng bộ, hạ tầng tại các làng nghề còn nhiều bất cập…
Bởi vậy, mức độ tiêu thụ sản phẩm thủ công mỹ nghệ tại các làng nghề còn khiêm tốn, chưa xứng với tiềm năng.
Hiện tại, các nghệ nhân, cơ sở sản xuất tại các làng nghề mong muốn Sở Du lịch Hà Nội và các cơ quan chức năng hỗ trợ làng nghề trong việc phát triển và tiêu thụ sản phẩm.
Ông Đỗ Hùng Chiêu, Chủ tịch Hội Sơn mài thuộc làng nghề sơn mài Hạ Thái cho biết, dù sản phẩm sơn mài Hạ Thái đến với nhiều thị trường trong và ngoài nước, nhưng việc phát triển du lịch còn nhiều khó khăn.
Các sản phẩm: Hộp trang sức, các cô gái, các con vật… rất phù hợp với quà tặng lưu niệm, giá dao động từ 2 USD – 5 USD.
Vì vậy, ông Đỗ Hùng Chiêu mong muốn Sở Du lịch Hà Nội làm đầu mối giúp tiêu thụ sản phẩm lưu niệm và có kênh thông tin giới thiệu điểm đến làng nghề sơn mài Hạ Thái.
Khách du lịch đến làng nghề có thể được trải nghiệm các công đoạn sản xuất và mua sản phẩm làm quà lưu niệm.
Tương tự như vậy, nghệ nhân Nguyễn Văn Trung, làng nghề mây tre đan Phú Vinh cũng mong muốn Sở Du lịch Hà Nội có kênh thông tin giúp làng nghề giới thiệu sản phẩm ra thị trường thế giới.
Bên cạnh đó, các cơ sở sản xuất làng nghề cũng mong muốn được kết nối, hỗ trợ làm bao bì mẫu mã sản phẩm, đáp ứng nhu cầu cung cấp sản phẩm cho khách hàng.
Ông Trần Đức Hải, Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội cho biết, từ khi thành phố thực hiện phát triển du lịch gắn với làng nghề thì sản xuất sản phẩm lưu niệm cũng có nhiều chuyển biến hơn trước. Nhưng để phát triển một cách bài bản thì cần có sự đầu tư hơn nữa, sản phẩm phải phù hợp với nhu cầu của du khách, phải được nhận diện một cách cụ thể…
Trong đó, phải tính đến vai trò của nghệ nhân, chính quyền và cơ quan quản lý trong việc giúp phát triển sản phẩm lưu niệm của làng nghề truyền thống.
Sở Du lịch Hà Nội với vai trò cơ quan quản lý du lịch sẽ tạo điều kiện tối đa cho các làng nghề phát triển sản phẩm lưu niệm phục vụ khách du lịch./.
Hi vọng là nghề truyền thống, nhiều làng nghề ở hà nội sẽ còn phát triển hơn trong tương lai. Cùng hi vọng và sự thay đổi đó nhé các bạn .